Tính chiếm hữu cao là gì? Có phải là tình yêu đích thực không?

Tính chiếm hữu cao là gì?

Chẳng có con chim nào muốn bị nhốt vào lồng, chẳng có con cá nào muốn bị nuôi trong bể, dù cho là có được ăn ngon, chăm kỹ đi chăng nữa thì chúng vẫn muốn được tự do. Kể cả con người chúng ta cũng thế, chẳng ai muốn bị quản lý, kiểm soát từng ly từng tí cả. Nhất là trong tình yêu, sự yêu thương, quản lý và kiểm soát đối phương quá nhiều nó sẽ biến thành sự chiếm hữu cao. Vậy tính chiếm hữu cao là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Tính chiếm hữu cao là gì? Trong tình yêu, tính chiếm hữu cao thể hiện qua việc luôn muốn kiểm soát, quản lý người yêu một cách quá đáng. Luôn muốn người yêu phải làm theo ý mình, luôn bên cạnh và nằm trong tầm quan sát của mình. Người có tính chiếm hữu cao là một người độc đoán, ích kỷ, muốn kiểm soát tất cả mọi thứ của người yêu từ cuộc sống, công việc, các mối quan hệ và cả sở thích.

Tính chiếm hữu cao là gì?

Tính chiếm hữu được xem là một trong những bản tính vốn có và là bản năng của con người, không ai là không mang trong mình tính chiếm hữu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào suy nghĩ, tính cách và thái độ của mỗi người mà họ sẽ có tính chiếm hữu nhiều hay ít, có bộc lộ ra ngoài hay không.

Khi nói về tính chiếm hữu thì nhiều người nghĩ rằng đây là một khái niệm quá xa vời và bản thân họ sẽ không hề có tính cách ấy. Tuy nhiên, tính chiếm hữu có thể thể hiện qua những hành động rất đời thường. Ví dụ như khi bạn muốn có một thứ gì hoặc khi bạn có được một món đồ quý giá và không muốn ai chạm vào, đó chính là chiếm hữu. Đó đều là những điều hoàn toàn bình thường mà ai cũng có.

Thế nhưng, khi một người có tính chiếm hữu quá cao thì họ sẽ trở nên độc đoán, ích kỷ và nhỏ nhen. Họ có thể làm phật lòng người khác, chỉ vì muốn bảo vệ những thứ của riêng mình. Vì thế mà những người có tính chiếm hữu cao thường không được lòng nhiều người. Thậm chí, họ có thể gây bất mãn cho người khác và làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ chỉ vì bản tính ích kỷ và độc chiếm của mình.

Trong tình yêu tính chiếm hữu cao là gì
Tính chiếm hữu cao là gì? Là một người có bản tính độc đoán, ích kỷ và nhỏ nhen. 

Tính chiếm hữu cao trong tình yêu là gì?

Một người khi đã có tính độc đoán trong cuộc sống, công việc thì chắc chắn trong tình yêu họ cũng sẽ là một người như thế. Vậy trong tình yêu tính chiếm hữu cao là gì? Tính chiếm hữu cao trong tình yêu thể hiện ở hành động thích kiểm soát và quản lý người yêu quá mức. Lúc nào cũng muốn người yêu phải làm theo ý mình, luôn trong tầm quan sát của mình. Thậm chí là kiểm soát luôn cả công việc, bạn bè và các mối quan hệ xung quanh của người yêu.

Khi yêu nhau, chắc hẳn ai cũng muốn thể hiện sự quan tâm của mình dành cho người mà mình yêu. Muốn được người yêu chia sẻ tất cả mọi thứ và lúc nào cũng muốn được ở bên cạnh người ấy. Tuy nhiên, sự quan tâm, chia sẻ và mong muốn được bên cạnh phải có chừng mực, đủ để đối phương cảm nhận được tình cảm và sự thoải mái khi cả hai ở bên cạnh nhau.

Chứ không phải lúc nào cũng kè kè bên cạnh, chiếm hết quỹ thời gian của bạn, kiểm soát luôn tất cả các mối quan hệ của bạn. Họ nhân danh tình yêu, lấy lý do chỉ vì quá yêu bạn, không muốn mất bạn nên mới kiểm soát bạn như thế. Tất cả chỉ là bao biện cho bản tính độc tài, ích kỷ và thích chiếm hữu của họ.

Tính chiếm hữu cao là gì trong tình yêu?
Trong tình yêu người có tính chiếm hữu cao luôn muốn quản lý tất cả mọi thứ của người yêu.

Hậu quả của một tình yêu chiếm hữu là gì?

Tình yêu đích thực phải đến từ sự tự nguyện, lòng tin dành cho nhau, cả hai vẫn quan tâm, chia sẻ nhưng vẫn tôn trọng khoảng không gian riêng tư của nhau. Đôi khi có chút giận hờn, ghen tuông để làm tăng gia vị tình yêu được mặn nồng hơn, đó mới chính là một tình yêu lành mạnh. Còn tình yêu mà chỉ biết kiểm soát vô lý, ghen tuông vô cớ, làm mất sự tự do của nhau thì đó không phải là tình yêu mà chỉ là một nhà tù giam cầm trái tim và thể xác của bạn.

Bên cạnh đó, những người yêu đương một cách mù quáng, có tính chiếm hữu quá cao trong tình yêu còn sẽ nhận về những hậu quả sau đây:

Tạo ra nhiều rủi ro cho mối quan hệ

Khi bước vào một mối quan hệ yêu đương, không ai muốn bản thân mình bị trói buộc, mất sự tự do cả. Vì thế, khi bạn dành quá nhiều thời gian kiểm soát người ấy sẽ khiến đối phương cảm thấy ngột ngạt và dần mất sự tự do. Lúc nào họ cũng phái lén lút, giấu giếm bạn để đi gặp gỡ bạn bè hay làm một việc gì đó. Vì nếu để bạn biết thì bạn sẽ không cho họ gặp gỡ bạn bè hoặc cứ đi kè kè bên cạnh không cho họ có không gian riêng.

Lâu dần, giữa bạn và người ấy sẽ dần có khoảng cách, không còn sự tin tưởng dành cho nhau, ở cạnh bên nhau chỉ cảm thấy ngột ngạt và gò bó thì mối quan hệ sẽ rất dễ tan vỡ. Bởi vì, suy cho cùng, chúng ta tìm đến tình yêu là để được yêu thương, được hạnh phúc, chứ không phải là tìm một người quản lý, một người thích trói buộc cuộc sống của chúng ta lại.

Kiểm soát quá mức khiến đối phương cảm thấy ngột ngạt

Những người mang tính chiếm hữu cao trong tình yêu thường là những người sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Họ cứ lấy lý do là vì quá yêu, là vì muốn quan tâm tới đối phương, nhưng thật chất họ chỉ đang muốn thỏa mãn sự độc chiếm của bản thân họ. Họ luôn áp đặt những mong muốn của bản thân lên người yêu mà không cần biết người ấy có cảm thấy hạnh phúc với điều đó hay không.

Ban đầu thì có thể đối phương sẽ nghĩ đó là sự quan tâm, đó là vì bạn yêu họ quá nhiều nên sẽ chấp nhận. Nhưng dần dần, khi mà sự độc đoán và kiểm soát của bạn quá cao, khiến cho họ không thể chịu đựng được nữa. Lúc nào cũng sống trong sự ngột ngạt, trong một mối quan hệ đầy sự trói buộc, khiến cho họ mất đi sự tự do thì lúc đó họ sẽ tìm cách rời xa bạn.

Tính chiếm hữu cao khiến chính bản thân bạn cảm thấy mệt mỏi

Không chỉ khiến cho người yêu cảm thấy ngột ngạt, mà khi bạn cứ kiểm soát từng ly từng tí, luôn dò xét từng điều nhỏ nhặt thì cũng sẽ khiến cho bản thân mình cảm thấy mệt mỏi. Thay vì đáng lý ra thời gian để dành cho việc thể hiện tình yêu và sự quan tâm với nhau, để cả hai cùng cảm nhận niềm vui và hạnh phúc.

Thì bạn lại dành thời gian đó cho sự ghen tuông vô cớ, kiểm soát và quản lý một cách hà khắc. Đến cuối cùng người ấy chịu đựng không nổi và rời đi thì người đau khổ cũng chỉ có bạn mà thôi.

Hậu quả của tính chiếm hữu cao là gì?
Chiếm hữu quá cao vừa khiến cho đối phương ngột ngạt vừa khiến cho bản thân cảm thấy mệt mỏi.

Tính chiếm hữu là tốt hay xấu? Nó có phải là tình yêu đích thực hay không?

Như đã nói ở trên, tính chiếm hữu là bản tính vốn có của con người, nó thể hiện sự sở hữu và khẳng định chủ quyền của một người về một thứ gì đó hay một người nào đó nhưng ở mức có thể chấp nhận được.

Nhất là trong chuyện tình cảm, có một ít sự chiếm hữu và ghen tuông sẽ khiến đối phương cảm thấy mình là người quan trọng, cảm nhận được sự quan tâm và tình yêu mà bạn dành cho họ. Điều này là hoàn toàn tốt, vì người ta nói rằng “có yêu thì mới có ghen”, vì yêu nhiều nên mới muốn chiếm hữu đối phương là của riêng mình mà thôi.

Tuy nhiên, nếu như sự chiếm hữu và ghen tuông vượt qua khỏi vạch giới hạn cho phép thì nó lại hoàn toàn trở thành một câu chuyện khác. Khi vượt qua giới hạn, bạn sẽ không thể nào kiểm soát được bản thân, trở nên ghen tuông một cách vô lý, hà khắc và quản lý người yêu một cách khắc khe. Bạn kiểm soát mọi thứ, từ cuộc sống, công việc, các mối quan hệ và thậm chí là cả sở thích của đối phương, nhân danh tình yêu mà bạn dành cho họ.

Đó thực chất không phải là tình yêu, càng không phải là tình yêu đích thực mà chỉ là một tình yêu mù quáng. Một tình yêu ích kỷ, nhu nhược hay thậm chí bạn còn chẳng phải là vì yêu đối phương, mà thật ra là bạn chỉ yêu chính bản thân mình mà thôi.

Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết các bạn đã hiểu hơn về tính chiếm hữu cao là gì trong tình yêu. Đó không phải là tình yêu đích thực, mà chỉ là sự ích kỷ và độc tài cá nhân muốn sở hữu và chiếm đoạt một người cho riêng bản thân mình. Vì thế, nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang ở trong một mối quan hệ với người có bản tính này, thì bạn hãy nhanh chóng rời đi để tìm lấy sự tự do cho mình. Vì càng ở lâu trong mối quan hệ đó bạn chỉ càng bị gò bó, trói buộc và nhận về một tình yêu độc hại mà thôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *