Yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì mà khó tránh khỏi khi yêu?

yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì?

Có thể nói, khái niệm về tình yêu luôn là một phạm trù rộng lớn, chứa đựng đa sắc thái và nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Trong đó, bao gồm cả sự ghen tuông, hờn dỗi, tức giận, lo âu, chứ không phải chỉ toàn một “màu hồng” ngọt ngào, lãng mạn. Do đó, mà người đời hay truyền tai nhau một câu nói là “càng yêu nhau nhiều bao nhiêu thì càng cắn nhau đau bấy nhiêu”. Vậy thực chất ý nghĩa của yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!  

Yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì? Đây là một câu thành ngữ thường dùng để nói về những cặp đôi lúc bình thường thì yêu thương nhau vô cùng mặn nồng, thắm thiết. Thế nhưng, một khi đã xảy ra mâu thuẫn, thì lại tranh cãi rất quyết liệt, muốn phân định thắng thua đến cùng. Cho nên, không ai chịu nhường ai một câu nào. Và cũng chẳng màng quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của đối phương ra sao.

Yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì mà nhiều cặp đôi khó tránh khỏi khi yêu?

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao có nhiều cặp đôi lúc ở bên cạnh nhau thì luôn “khắc khẩu”, cắn xé nhau chẳng khác gì “chó với mèo”. Nhưng, khi một trong hai gặp phải vấn đề gì đó bất trắc, nghiêm trọng hoặc rơi vào hoàn cảnh khốn đốn, khó khăn. Thì người còn lại liền không khỏi lo lắng, đứng ngồi không yên và hết mức quan tâm, chăm sóc ân cần cho “nửa kia”.

Thực ra, tình trạng này không phải là hiếm, và nó thường xuất hiện phổ biến ở những cặp đôi yêu nhau đủ lâu, hiểu nhau quá nhiều và cùng trải qua một quãng thời gian dài chung sống. Thế nên, ông bà xưa mới lưu truyền một câu nói rất đúng với thực trạng yêu đương thời nay là “càng yêu nhau lắm, càng cắn nhau đau”.

Vậy bạn có hiểu ý nghĩa của yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì không? Đây là một câu thành ngữ đã được lưu truyền qua bao thế hệ. Mang hàm ý ám chỉ những cặp đôi lúc yêu thì vô cùng khắng khít, thắm thiết và da diết. Tuy nhiên, cho tới khi giữa hai người xuất hiện hiểu lầm, mâu thuẫn, thì lại cãi vã rất quyết liệt, không chịu nhường nhịn nhau một câu nào. Quyết “sống chết” phân thắng thua đến cùng mới thôi. Thậm chí, họ cũng chẳng thèm quan tâm đến cảm nhận và suy nghĩ của “nửa kia” ra sao. 

yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì? khái niệm
Yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì? Là một câu thành ngữ dùng để nói về những cặp đôi lúc yêu thì vô cùng mặn nồng da diết. Lúc giận hờn thì đấu đá nhau như “chó với mèo”.

Chính những hành động này, đã đẩy mối quan hệ của hai người dần đi vào “ngõ cụt” và xuất hiện nhiều “vết nứt” vô hình. Khiến tâm lý cả hai hình thành nên những luồng suy nghĩ tiêu cực, mất đi niềm tin yêu và sự kỳ vọng vào đối phương.

Ngoài ra, câu thành ngữ này, còn được dùng trong trường hợp khuyên răn những ai đang yêu, không nên để cảm xúc che mờ lý trí, rồi đánh mất đi sự tỉnh táo, khôn ngoan. Đồng thời, bạn đừng nghĩ rằng việc hy sinh, dâng hiến mọi thứ một cách vô điều kiện là có thể níu giữ hoàn toàn trái tim “người ấy”. Vì nếu làm như vậy, bạn chỉ càng bị lợi dụng và tự chuốc lấy tổn thương, muộn phiền cho mình mà thôi.

Đây có phải là điều tiêu cực trong tình yêu?

Thực tế mà nói, mỗi người sẽ có một góc nhìn và cách cảm nhận khác nhau về tình yêu. Vì thế, một số người cho rằng ý nghĩa của câu nói này thể hiện sự tiêu cực, độc hại và không nên xuất hiện trong mối quan hệ yêu đương. Mặt khác, có không ít người lại nhìn nhận nó theo chiều hướng tích cực và khách quan hơn.

Chẳng những vậy, họ còn xem đây là điều hiển nhiên mà hầu như cặp đôi nào khi yêu cũng khó tránh khỏi. Cùng với đó, việc hai người cãi nhau, xung đột có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân sâu xa và có mục đích chính đáng. Chứ không hẳn chỉ chứa đựng toàn những điều tiêu cực, xấu xa như mọi người vẫn nghĩ. 

Minh chứng cho mối quan hệ lành mạnh

yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì? bình đẳng
Khi cả hai đều có quyền lên tiếng và tham gia vào cuộc tranh luận, thì điều này cho thấy mối quan hệ của hai người đều dựa trên sự công bằng và bình đẳng, không phân chia giai cấp.

Bạn nên nhớ, trong bất kỳ mối quan hệ nào ngoài xã hội, kể cả tình yêu, muốn phát triển và duy trì lâu bền, vững chắc. Thì tất cả đều phải xuất phát từ sự công bằng, bình đẳng, không phân chia giai cấp, địa vị hay giới tính. Thế nên, khi xảy ra mâu thuẫn, ai cũng có quyền tham gia vào cuộc tranh luận và đưa ra quan điểm cá nhân của mình. Bởi vì, điều này chính là minh chứng cho một mối quan hệ lành mạnh. Đồng nghĩa với việc, cả hai bạn đều có quyền lợi và vị thế ngang bằng nhau.

Dĩ nhiên, đã gọi là tranh luận thì không thể nào tránh khỏi những tình huống bất đồng quan điểm và đề cao “cái tôi” thái quá nhằm bảo vệ lý lẽ riêng của mình. Nó khiến hai người khó giữ vững sự bình tĩnh, không còn đủ tỉnh táo để ý thức và kiểm soát được hành vi mình đang làm. Dẫn đến, cuộc tranh cãi không có hồi kết và đẩy xung đột ngày càng tăng cao. 

Cho thấy “người ấy” cực kỳ quan tâm đến bạn

Dẫu biết tình yêu đích thực là phải bao dung, chấp nhận mọi khuyết điểm của nhau. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ, mỗi người chúng ta, ai cũng có riêng cho mình một “bản ngã” và giới hạn nhất định. Có thể, “người ấy” vì thật lòng yêu bạn, nên sẵn sàng thông cảm và không quan tâm đến những thói hư tật xấu của bạn. Nhưng đôi lúc, đây chỉ là điều mà họ luôn cố gắng chịu đựng trong âm thầm, chứ không hề cảm thấy thoải mái hay sung sướng gì đâu.

Đến một thời điểm nào đó, khi mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát và sức chịu đựng, “người ấy” sẽ nói trực tiếp với bạn một cách thẳng thắn, không còn bất cứ sự kiêng dè hay đề phòng gì nữa. Thực ra, mục đích họ làm như vậy, vì chỉ mong muốn bạn thay đổi bản thân theo chiều hướng tốt đẹp, giúp bạn cải thiện các mặt hạn chế và trở nên hoàn thiện hơn thôi. Chứ họ hoàn toàn không có ý chê trách hay miệt thị bạn.

Gia tăng tình cảm giữa hai người

Nhờ vào những trận cãi vã, xung đột, có thể tạo điều kiện để bạn và “người ấy” được thẳng thắn, tự tin nói ra hết những suy nghĩ, nỗi khổ tâm và cảm xúc mà mình che đậy bấy lâu nay. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình diễn ra cuộc tranh luận, cả hai vẫn luôn dành cho nhau sự tôn trọng tối thiểu. Không đặt nặng vấn đề ai đúng, ai sai. 

Đồng thời, không thốt ra những lời nhằm hạ thấp, coi thường đối phương. Thì đảm bảo, sau khi chấm dứt mâu thuẫn, bạn và “nửa kia” sẽ thấu hiểu về nỗi lòng, tâm tư của nhau. Từ đó, biết đồng cảm cho nhau nhiều hơn. Điều này, góp phần làm gia tăng tình cảm và giúp hai người càng thêm gắn bó bền vững. 

Cần làm gì để càng yêu nhau nhiều nhưng không “cắn nhau đau”

Tránh nói đến chuyện ly hôn hay chia tay khi tranh cãi

Bạn hãy nhớ kỹ một nguyên tắc là tuyệt đối không nhắc đến hai từ “chia tay” hay “ly hôn” khi hai người đang xảy ra tranh cãi. Bởi chuyện tình cảm không phải là “trò chơi” để bạn tùy ý đùa giỡn, chơi chán lại vứt đi. Do đó, trước khi nói ra điều gì, bạn nên cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ càng. Đừng vì sự nóng giận nhất thời mà thốt ra những lời phũ phàng, chua ngoa, độc địa nhằm xả hết cơn giận trong lòng. 

Không chặn liên lạc hay đột ngột bỏ đi

Dù trong bất kỳ tình huống nào đi chăng nữa, khi mọi chuyện vẫn chưa giải quyết xong xuôi, bạn cũng không nên đột ngột rời đi hoặc cắt đứt liên lạc mà không kèm theo lời giải thích rõ ràng. Vì đây là một hành động hết sức sai lầm và thiếu khôn ngoan. 

yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì? rời đi
Nếu muốn cuộc tranh luận diễn ra theo chiều hướng tích cực, thì cả hai nên nhớ nguyên tắc là không được rời đi khi chưa giải quyết xong vấn đề.

Nó chẳng những tạo ra nhiều khoảng cách giữa hai người, mà còn khiến mọi thứ trở nên rối tung và đi vào bế tắc. Trong thời gian dài, cả bạn và “nửa kia” sẽ dần rơi vào tuyệt vọng và khó tìm ra được cách để tháo gỡ hết mọi khúc mắt trong lòng.

Không nhắc lại chuyện quá khứ

Trong lúc tranh cãi, bạn đừng dại dột mà liên tục khơi gợi và moi móc lại những chuyện trong quá khứ, nhằm mục đích làm cho đối phương cảm thấy áy náy, hổ thẹn. Bởi vì, hành động này chẳng giúp bạn giải quyết được vấn đề gì. Thay vào đó, nó còn khiến  “người ấy” có cái nhìn tiêu cực về bạn. Họ sẽ đánh giá bạn là con người ích kỷ, hẹp hòi, đanh đá. Và tất nhiên không một ai lại muốn “ăn đời ở kiếp” với một người có bản tính như thế cả. 

Thế nên, bạn cần phải hạ thấp “cái tôi” xuống, hãy thử đặt mình vào vị trí của đối phương. Thay vì cứ ra sức phân bua, tranh cãi tới cùng để giành giật phần thắng về mình, thì bạn nên hình thành thói quen biết lắng nghe và cảm nhận nhiều hơn. Có như vậy, bạn mới có đủ sự bình tĩnh để tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề trong êm đẹp, vẹn cả đôi đường.

Bài viết này đã lý giải một cách chi tiết về câu thành ngữ yêu nhau lắm cắn nhau đau là gì. Cùng với đó, là một vài nguyên tắc giúp hai người hạn chế làm tổn thương nhau khi xảy ra mâu thuẫn. Hy vọng rằng, thông qua những chia sẻ hữu ích trên đây, bạn sẽ biết cách yêu đúng là như thế nào, để tránh mắc phải sai lầm, dẫn đến tình trạng đường ai nấy đi. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *